Lưu trữ

Archive for Tháng Mười Một, 2011

Sơ lược về Tư duy Hệ thống

Tháng Mười Một 25, 2011 2 bình luận

TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC HÀNH ĐÍCH THỰC

Tư duy hệ thống xuất phát từ một bộ môn khoa học nghiêm túc gọi là Lý thuyết Hệ thống Tổng quát (General Systems Theory), được phát triển từ các nghiên cứu sinh học vào những năm 1920. Lý thuyết tập trung [nghiên cứu] thế giới tự nhiên, các hệ thống sống ở trong đó, và các quy luật phổ biến chi phối các hệ thống này. Tiền đề chính của nó là các quy luật như vậy, và một khi đã được biết đến, có thể được sử dụng như là một khung khái niệm (conceptual framework) để hiểu các mối quan hệ trong bất kỳ hệ thống nào, và để xử lý bất kỳ vấn đề hoặc thay đổi nào nằm trong hệ thống đó. Do đó, lý thuyết nhấn mạnh vào giá trị của việc xem một hệ thống như một toàn thể, của việc có được một cái nhìn về toàn bộ “thực thể” trước khi xem xét các bộ phận của nó. Chính sự nhấn mạnh này đã ảnh hưởng đến và định hình lên sự thực hành tư duy hệ thống, sự thực hành đích thực (authentic).

Tính đích thực là một điểm quan trọng bởi vì thuật ngữ tư duy hệ thống đã được sử dụng phổ biến – như là kết quả của vai trò quan trọng của sự thực hành trong Nguyên lý thứ Năm (The Fifth Discipline), cuốn sách bán chạy nhất của Peter Senge, và như là một thuật ngữ bị thay đổi ý nghĩa, nó thường bị lạm dụng một cách bừa bãi. Người ta sử dụng tư duy hệ thống (cũng như học tập hệ thống) để diễn đạt một loạt các ý nghĩa, từ bất cứ điều gì mà liên kết với một cái gì đó khác tới một loạt các chủ đề liên quan đến đào tạo, giáo dục, và có sự thay đổi thành công. Sự suy rộng trường nghĩa quá mức này không chỉ làm suy yếu sức mạnh khác biệt của tư duy hệ thống, mà còn khiến chúng ta phải tự hỏi rằng liệu hầu hết mọi người biết thuật ngữ “hệ thống” thực ra có nghĩa là gì hay không.

Để làm rõ vấn đề ngay từ đầu, dưới đây là các định nghĩa cần thiết cho việc sử dụng tư duy hệ thống đích thực.

ĐỊNH NGHĨA: HỆ THỐNG VÀ TƯ DUY HỆ THỐNG

➥ Hệ thống – Một tập hợp của các thành phần làm việc cùng nhau vì toàn bộ mục tiêu của toàn thể.

➥ Tư duy hệ thống – Một cách nhìn nhận mới mẻ và dựng lên mô hình trong tâm mình (mentally frame) những gì chúng ta thấy trên thế giới; một thế giới quan và cách suy nghĩ mà theo đó chúng ta thấy các thực thể hay đơn vị lần đầu tiên như một toàn thể, cùng sự điều chỉnh và mối quan hệ của nó với môi trường như là các mối quan tâm hàng đầu.

Trong định nghĩa trên, mối quan hệ giữa tư duy hệ thống và lý thuyết hệ thống tổng quát là quá rõ rệt. Đã có điều gì xẩy đến với lý thuyết này? Nó chưa bao giờ trở nên phổ biến trong nhận thức chung của cộng đồng (mainstream consciousness), và do đó trở thành một nghệ thuật bị thất truyền — ít nhất là cho đến bây giờ.

Nguồn: Stephen G. Haines, Manager’s Pocket Guide to Systems Thinking and Learning

Chuyên mục:Chưa phân loại